Đỗ Thanh Tùng
Cho ca dao sau :Mười tay Bồng bồng con nín con ơiDưới sông cá lội, ở trên trời chim bayƯớc gì mẹ có mười tayTay kia bắt cá, còn tay này bắn chimMột tay chuốt chỉ luồn kimMột tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rauMột tay ôm ấp con đauMột tay vay gạo, một tay cầu cúng maMột tay khung cửi guồng xaMột tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưaMột tay đi củi muối dưaCòn tay để van lạy, để bẩm thưa, đỡ đònTay nào để giữ lấy conTay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tayBồng bồng con ngủ cho sayDưới sông cá vẫ...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Đỗ Thanh Tùng
Xem chi tiết
minh nguyet
6 tháng 7 2021 lúc 9:21

1. Vì người mẹ muốn có thể vừa bế con vừa làm được mọi việc trong nhà. Việc 1 người phụ nữ có 10 tay là điều không thể, tác giả muốn ca ngợi sự chăm chỉ của họ, một tay chăm con, một tay vừa làm việc nhà được

2. Người phụ nữ nông dân trong xã hội cũ chịu nhiều cơ cực, vất vả mà thậm chí không được nâng niu, yêu thương.

Câu thơ thể hiện rõ nhất:

''Ước gì mẹ có mười tay''

3. Câu thơ: ''Một tay ôm ấp con đau''

''Bồng bồng con ngủ cho say''

Phân tích: Dù có phải làm nhiều việc, chịu nhiều đau đớn, khổ cực nhưng mẹ vẫn luôn yêu thương và dành hết những gì tốt đẹp của mình cho con

4. Sự lặp lại câu thơ đã giúp cho người đọc hiểu rằng: Dù mẹ có chịu nhiều vất vả, khó khăn nhưng cuộc sống và mọi thứ vẫn diễn ra bình thường 

Bình luận (0)
hoàng thì linh
Xem chi tiết
harryle
Xem chi tiết
harryle
2 tháng 12 2021 lúc 10:19

giúp em vs ạ

 

Bình luận (0)
︵✰Ah
2 tháng 12 2021 lúc 10:32

Tham Khảo 
1/Phong cách ngôn ngữ :Mình cũng không biết (Nếu chị Minh Nguyẹt nhìn thấy thì giúp em nhé!!!)

2/ Thể thơ: Lục bát biến thể; PTBĐ: Tự sự, biểu cảm, miêu tả

3/ Bài thơ đang nói đến người mẹ và Ước mơ của người mẹ (có mười tay) để có thể chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ cho đứa con của mình một cách đầy đủ nhất –> Tình yêu của mẹ dành cho con.

4/  Qua bài ca dao ta có cảm nhận về tình mẫu tử: Bài ca dao “Mười tay” đậm chất thi ca, rất độc đáo, mỗi câu mỗi chữ đều trĩu nặng tình cảm sâu nặng của mẹ. Hình ảnh người mẹ nhân từ, bao dung, hết lòng hy sinh vì con yêu có khác nào Phật Bà nghìn mắt nghìn tay cứu độ chúng sinh hiện lên cao đẹp vô cùng. Tình mẹ cao cả không bến không bờ, sâu nặng không gì đong đếm được, lòng mẹ là vô tận như suối nguồn tưới mát cuộc đời con. Tình mẹ là biểu tượng thiêng liêng cao đẹp nhất trên thế gian này.

5/ Các biện pháp tu từ: điệp từ, điệp ngữ, liệt kê.
- Tác dụng: Điệp từ, điệp ngữ -> Nhấn mạnh ước mong của người mẹ có (nhiều tay) để làm đủ mọi việc, lo lắng đủ bề cho đứa con của mình.
- Liệt kê các công việc từ đồng áng, nhà cửa, xóm làng, từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần mà người mẹ phải đảm đương, gánh vác.

Bình luận (2)
Đỗ Thanh Tùng
Xem chi tiết
NhUng
Xem chi tiết
Min Yi
Xem chi tiết
Hà Phước
25 tháng 9 2018 lúc 23:04

1. Thể thơ : lục bát biến thể

2.Ý nghĩa:- Chỉ số nhiều về sự vật cụ thể.
- Là con số ao ước, không phải là con số có thật đối con người.
- Ước mơ của người mẹ (có mười tay) để có thể chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ cho đứa con của mình một cách đầy đủ nhất –> Tình yêu của mẹ dành cho con.

3. Các biện pháp tu từ: điệp từ, điệp ngữ, liệt kê.
- Tác dụng: Điệp từ, điệp ngữ -> Nhấn mạnh ước mong của người mẹ có (nhiều tay) để làm đủ mọi việc, lo lắng đủ bề cho đứa con của mình.
Liệt kê các công việc từ đồng áng, nhà cửa, xóm làng, từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần mà người mẹ phải đảm đương, gánh vác.

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Hương
Xem chi tiết
Phạm Thị Ngọc  Huyền
29 tháng 6 2019 lúc 16:41

a, Những công việc vất vả mà mẹ phải lo toan : bắt cá , bắt chim , xe chỉ luồn kim , làm ruộng , hái rau , ôm con , vay gạo , cúng ma, lo bếp nước , cửa nhà , đi củi , muối dưa , van lạy , đỡ đòn

b, Mẹ ước có 10 tay để chăm lo bộn bề của cuộc sống , chống lại các thế lực áp bức của xã hội , chăm sóc , che chở cho con , ......

Bình luận (0)
Khanh Tay Mon
6 tháng 7 2019 lúc 21:52

2. a. Yêu cầu về kĩ năng:

Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, chọn được diễn chứng tiêu biểu; không mắc lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng bài viết cần đảm bảo các ý sau:
Nội dung Điểm
* Giới thiệu vai trò của người mẹ 0,25
* Giải thích ngắn gọn khái niệm về mẹ 0,25
* Chứng minh người mẹ có vai trò quan trọng đối với mỗi con người trong cuộc sống 1,0
* Phê phán một số ít con người trong xã hội hiện nay còn có những đối xử bất công, tàn nhẫn, vô nhân đạo với mẹ của họ. 0,25
* Bài học nhận thức và hành động của bản thân 0,25

4. Tôi không biết mẹ đã khóc bao nhiêu lần trong đời, nhưng tôi biết mỗi khi mẹ khóc là lúc mẹ đang buồn hoặc đang vui. “Mẹ ạ, có những lần mẹ khóc, nước mắt của mẹ đã rơi xuống và động mãi nơi tâm hồn con; người con suốt đời yêu thương của mẹ”.

Khi tôi hơn ba tuổi, ba mất trong một vụ tai nạn giao thông, mẹ đã khóc rất nhiều. Nước mắt mẹ đã thấm đẫm mấy cái khăn nhưng vẫn cứ rơi hoài. Tôi bé bỏng và thơ ngây, thấy ba nằm bất động, nhắm nghiền mắt hơn một ngày trời, tôi đã hỏi “sao ba ngủ lâu vậy mẹ”. Mẹ nhìn tôi, mắt đỏ hoe, nghẹn ngào không nói được nên lời, xiết chặt con vào lòng mà nước mắt lại càng tuôn chảy. Đến ngày thứ hai, người ta bỏ ba vào cỗ quan và đóng lại; mẹ khóc, tôi cũng khóc; mẹ khóc vì buồn đau còn tôi khóc vì không hiểu sao người ta lại nhốt ba mình lại. Những giọt nước mắt của mẹ lúc đó đã theo tôi suốt cả cuộc đời.

Ba qua đời, mẹ ở vậy nuôi tôi, mẹ chỉ lo cho tôi mà không hề nghĩ đến tuổi xuân của mẹ cứ dần trôi qua. Năm tôi lên mười tuổi, có lần sau khi đi học về, tôi theo đám bạn ra tắm sông. Giờ tan trường qua đã lâu nhưng không thấy tôi về, mẹ đã cuống cuồng đi tìm tôi khắp nơi. Cuối cùng mẹ cũng đã tìm thấy tôi nơi bãi sông khi mặt trời đứng bóng, nơi tôi và các bạn đang tắm. Mẹ đã la mắng tôi, sợ quá, tôi cuống cuồng chạy lên mặc quần áo, mặc kệ bùn đất lấm lem sang áo quần; tôi xách cặp chạy một mạch về nhà. Khi về, mẹ đã đánh tôi; lần đầu tiên trong đời mẹ đã đánh tôi, đánh bằng roi mây làm tôi đau điếng. Tôi khóc thét lên và nói rằng “Con chỉ đi tắm thôi, các bạn cũng thế, sao mẹ lại đánh con đau như vậy”. Tôi đâu biết rằng, vì thương tôi, lo lắng cho tôi mà mẹ đã phải bỏ công việc để đi tìm tôi khắp nơi; đâu biết rằng mẹ đã tần tảo lam lũ sớm hôm một mình lo cho tôi ăn học. Sau khi bị đánh, tôi nằm úp mặt vào gối và khóc sướt mướt. Mẹ không nói năng gì, đi tới cởi quần áo tôi để đưa đi giặt; sau khi cởi quần cho tôi, mẹ thấy nơi đùi và mông tôi có ba lằn roi rớm máu. Mẹ đã khóc, nước mắt mẹ rơi đúng vết roi, thấm vào làm tôi đau rát. Mẹ vừa khóc vừa lấy dầu bôi vết thương cho tôi. Thấy mẹ khóc, tôi cũng khóc, nước mắt lưng tròng quay ra xin lỗi mẹ. Một lần nữa nước mắt mẹ lại in vào tâm hồn tôi thơ bé, những giọt nước mắt chứa cả một trời yêu thương.

Năm tôi đậu đại học, sau khi nhận được giấy báo trúng tuyển, lòng khấp khởi vui mừng, tôi vội vàng đạp xe về khoe với mẹ. Khi biết tin, mẹ đã ôm tôi vào lòng và xoa đầu như lúc tôi còn thơ bé. Mẹ sụt sùi nước mắt, không nói thành lời, nhưng nhìn vào mắt mẹ, tôi thấy niềm vui lẫn nỗi tự hào lung linh trong mắt mẹ yêu. Tôi thấy thương mẹ và thầm nhủ mình không bao giờ được phụ công lao và những hy sinh của mẹ.

Thế rồi tôi cũng đã tốt nghiệp đại học, được nhận vào làm việc tại một công ty thương mại trong niềm vui vô ngần của mẹ. Vậy là mẹ đã bớt vất vả hơn, không còn cảnh chạy đôn chạy đáo lo mượn tiền cho tôi nộp học phí những lúc đến kỳ nộp. Vậy là con của mẹ cũng đã trưởng thành.

Nhận tháng lương đầu tiên, cầm những đồng tiền thành quả sau những năm tháng ăn học, lòng tôi có những cảm xúc khó tả. Tôi chợt nghĩ đến mẹ, chợt trào nước mắt khi nghĩ về dáng vẻ hao gầy trong chiếc áo sờn vai của mẹ. Hình như chiếc áo mẹ thường mặc đã được may từ lâu lắm rồi, tôi cũng chẳng nhớ nổi vai áo mẹ đã sờn từ bao giờ. Mà cũng phải, chốn quê nghèo, một mình mẹ bươn chải, lo đủ tiền cho tôi ăn học là đã cố lắm rồi, làm sao mẹ có thể mua sắm được quần mới, áo đẹp cho mình. Nghĩ đến đó, tôi lấy xe đạp ngay đến khu chợ áo quần.

Ngày về thăm mẹ, khi tôi về đến nhà một lúc thì mẹ đi làm đồng về. Tôi ra cửa đón mẹ, mẹ nhìn tôi nở nụ cười thật tươi. Mẹ vào nhà, tôi nâng bằng hai tay, đưa bộ quần áo tôi mua cho mẹ. Mẹ nhìn tôi, cầm bộ quần áo mới trên tay, xoa nhẹ tay lên tấm áo mới, nước mắt mẹ lại trào ra.

Bình luận (0)
Bùi Nguyễn Đại Yến
Xem chi tiết
Đan Khánh
26 tháng 10 2021 lúc 10:05

Bắt cá hai tay là chỉ hành động của một người yêu hai hay nhiều người cùng một lúc. Ôm đồm muốn có nhiều thứ nếu mất người này thì còn người kia. ... Vừa làm thứ này ở nơi đây rồi lại làm như vậy ở nơi khác (theo lẽ thường thì chỉ được làm ở một nơi) thì sẽ bị mọi người gọi mỉa mai là bắt cá hai tay.

Bình luận (0)
Hà Ngọc Nhi
28 tháng 11 2021 lúc 20:59

Bắt cá hai tay ở đây được hiểu theo nghĩa đen là mỗi tay bắt một con cá cuối cùng là tuột mất chẳng được con nào (vì mỗi tay một con sẽ không chắc chắn).Bắt cá hai tay là gì, ngoại ngữ SGV Từ nghĩa đen cụ thể đó nhân dân ta đã dùng thành ngữ này với nghĩa rộng hơn để chỉ những người có tư tưởng nước đôi, tham lam, ôm đồm, muốn có nhiều thứ, muốn làm nhiều việc cùng lúc. Không được việc này thì được việc khác. Kết quả là không được gì. Cũng có thể hiểu một cách khác là. Cùng một lúc yêu hai người, nếu mất người này thì còn người kia. Kết quả là mất cả hai “xôi hỏng bỏng không" nói về người tham lam

Bình luận (0)
Hà Ngọc Nhi
28 tháng 11 2021 lúc 21:01

đó là ý nghĩa nha

 

Bình luận (0)
Như Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
16 tháng 11 2021 lúc 10:47

Tham khảo!

1

Từ láy: ríu rít, chập chờn

2

-Biện pháp tu từ:

 +Điệp ngữ: tụm năm tụm bảy

 +Nhân hóa:

   (*)Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu

       Khi tiếng nước chập chờn con cá nhảy

   (*)Sông mở nước ôm tôi vào dạ

-Tác dụng:

 +Làm cho các hình ảnh được nhân hóa trở nên có hồn hơn

 +Cho ta cảm nhận được tình cảm của tác giả dành cho con sông và ngược lại

 +Gợi hình gợi tả

 

3,

Bạn bè tụm năm, tụm bảy trong những buổi trưa hè. Hình ảnh đảo ngữ, cách nói ẩn dụ giúp ta liên tưởng được sự thân thiết gần gủi của tác giả với con sông quê.Đó là mối tình nồng đối với con sông, nghệ thuật nhân hóa cùng phép đối trong hai câu thơ đã diễn tả được điều ấy.

 

Bình luận (0)